Diện Chẩn Chữa Vết Thương

Diện Chẩn Chữa Vết Thương

26/04/2024

 

Diện Chẩn chữa vết thương tác động vào các huyệt đạo giúp da mau lành, hạn chế sẹo và không có tác dụng phụ. Hãy theo dõi ngay nội dung mà Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế chia sẻ dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn.

 

Trong cuộc sống, đôi lúc sẽ không thể tránh khỏi việc bị thương như đứt tay, rách da, bầm tím tay chân, gãy xương, … Ở những trường hợp hợp này Diện Chẩn chữa vết thương là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm chi phí. Hãy cùng Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế tìm hiểu về hướng điều trị này ngay sau đây.

Trường hợp 1: Đứt tay, rách toạt da hoặc mất một mảng da

Các xử lý vết thương đứt tay, rách toạt da hoặc mất một mảng da bằng phương pháp Diện Chẩn như sau:

  • Bước 1: Cầm máu:
    • Ấn huyệt 16- và 61- cho đến khi máu ngừng chảy;
    • Sử dụng dung dịch sát khuẩn như nước oxy già, nước muối hoặc cồn để rửa vết thương, sau đó dùng bông gòn thấm khô nhẹ nhàng;
  • Bước 2: Hỗ trợ tiêu viêm, tiêu độc:
    • Ấn Bộ tiêu viêm, tiêu độc: bao gồm 26, 3, 38, 50, 41, 16, 57, 61, 143, 85, 29, 5, 17, 14. Ấn nhẹ nhàng từng huyệt đạo trong 1-2 phút;
    • Hơ ngải cứu: Dùng nhang ngải cứu hơ nóng lên vết thương cho đến khi hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương kết dính lại thành vảy đen. Tùy vào kích thước vết thương mà thời gian hơ có thể từ vài phút đến 1 tiếng. Thực hiện hơ 3 lần/ ngày hoặc nhiều hơn để kích thích quá trình liền da, giảm sưng tấy và nhiễm trùng.

*Lưu ý: 

  • Giữ vết thương khô ráo, không tiếp xúc với nước cho đến khi vảy đen bong ra;
  • Sau khi liền da có thể để lại sẹo nhỏ mờ.

Trường hợp 2: Chấn thương sưng tấy, tụ máu ở tứ chi, ngoại vi

Đối với chấn thương sưng tấy, tụ máu tứ chi, ngoại vi, cần thực hiện Diện Chẩn như sau:

  • Bước 1: Giảm đau nhức. Ấn nhẹ huyệt đạo trong Bộ tan máu bầm bao gồm 156+, 7+, 50, 3+, 61+, 290+,16+, 37 để làm giảm cơn đau;
  • Bước 2: Tiêu viêm, tiêu độc. Thực hiện cách ấn bộ tiêu viêm, tiêu độc đã hướng dẫn ở trường hợp 1;
  • Bước 3: Hơ ngải cứu. Thực hiện hơ ngải trực tiếp hoặc hơ theo phản chiếu,  bên trái, bên phải, trên dưới, trước sau, theo đông hình, đối xứng, đồng ứng, và các bộ vị trên phản chiếu.

 

Nên thực hiện phương pháp này nhiêu lần trong ngày để vết thương mau lành và rút ngắn thời gian điều trị. Trên thực tế, khi thực hiện diện chẩn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mà không cần dùng đến kháng sinh.

Trường hợp 3: Trật khớp, sai khớp, bầm tím, sưng tấy

Cách áp dụng diện chẩn để xử lý trật khớp, sai khớp, bầm tím, sưng tấy như sau:

  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng trật khớp để làm giãn cơ;
  • Hơ nóng để làm giảm đau, sưng tấy;
  • Ấn bộ giãn cơ toàn thân để đưa khớp về vị trí ban đầu;

 

Khi dùng cách điều trị này nên duy trì tần suất 2-3 lần/ nhày và chỉ cần 3-5 ngày là khỏi.

Trường hợp 4: Chấn thương đầu gối, sưng cổ chân không đi lại được

Nếu đầu gối bị chấn thương, cổ chân bị sưng và không thể đi lại được thì thực hiện như sau: dùng búa cao su đầu lớn gõ nhẹ vào mắt cá phía ngoài bên chân không đau để tìm sinh huyệt nơi đau nhất. Lưu ý: khi mới gõ sẽ rất đau nhưng cần gõ liên tục cho đến khi hết đau, thời gian trung bình là 5-7 phút.

 

Tuy nhiên đối với người lớn tuổi phải gõ nhiều thì mới hết đau. Bên cạnh đó có thể hỗ trợ điều trị bằng diện chẩn như hơ ngải , day ấn bộ vị trên các vùng phản chiếu

Trường hợp 5: Gãy xương

Trường hợp dùng Diện Chẩn xử lý gãy xương như sau:

  • Sơ cứu ban đầu: sờ nắn để xác định vùng gạy xương, sau đó ấn các huyệt giảm đau, cầm máu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức;
  • Hỗ trợ sau khi điều trị: sau khi bệnh nhân đã được bó bột, cố định xương, … có thể kết hợp diện chẩn hàng ngày để tăng cường khả năng hồi phục bằng cách day ấn các bộ tan máu bầm, bộ tiêu viêm, bộ tăng cường sức đề kháng, …

 

Trên đây là 5 trường hợp Diện Chẩn chữa vết thương giúp cho quá trình phục hồi và lành thương được nhanh hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế để được hỗ trợ nhanh nhất.

https://vietmassage-tools.com/dien-chan-chua-vet-thuong

baivietkhac